Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Mền”
Không có tóm lược sửa đổi |
Không có tóm lược sửa đổi |
||
Dòng 12: | Dòng 12: | ||
:Như vậy có thể thấy "chăn" và "mền" vốn dùng để gọi hai loại đồ vật dùng để đắp khác nhau chứ không cùng nghĩa, nhưng trong quá trình di cư và phân hóa ngôn ngữ thì dần dần "mền" mất đi sự phổ biến ở miền Bắc, và chuyển nghĩa thành "cái để đắp nói chung, không phân biệt vật liệu" ở miền Trung và miền Nam. | :Như vậy có thể thấy "chăn" và "mền" vốn dùng để gọi hai loại đồ vật dùng để đắp khác nhau chứ không cùng nghĩa, nhưng trong quá trình di cư và phân hóa ngôn ngữ thì dần dần "mền" mất đi sự phổ biến ở miền Bắc, và chuyển nghĩa thành "cái để đắp nói chung, không phân biệt vật liệu" ở miền Trung và miền Nam. | ||
:— | :— [[Thành viên:Admin|Faragona]] |
Bản mới nhất lúc 22:12, ngày 17 tháng 3 năm 2024
- Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi có câu:
- Mền ở đây được Nguyễn Trãi ghi bằng chữ Hán
綿 có nghĩa là "sợi tơ", "mềm mại", là một chữ cùng họ với棉 có nghĩa là "bông", cả hai chữ đều có âm Hán thượng cổ đọc là /*men/. Chữ miên còn có biến thể viết là檰 , chữ Nôm mượn để gọi cây gạo (cây bông gòn). Từ đó ta có thể thấy quan hệ qua lại của "mền" và "miên" và "bông". Cái tấm vải để đắp có nhồi ruột bông gọi là mền, nhồi hai lớp bông gọi là "mền kép". Tuy chưa thể khẳng định "mền" là từ gốc Hán, nhưng có khả năng cao là vậy.
- "Chăn" cũng là một từ chỉ cái để đắp lên người, nhưng nghĩa khác "mền". Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi có câu:
- Cũng Nguyễn Trãi, trong bài thơ Hạ Nhật Mãn Thành viết bằng chữ Hán:
- Cho thấy chăn vốn là từ dùng để chỉ tấm vải dệt dùng để đắp cho ấm, lấy từ chữ
氈 của tiếng Hán, âm thượng cổ đọc là /*tjan/. Chăn trước đây là dệt từ lông thú hoặc vải dày, không nhồi bông, ví dụ như "chăn chiên" là chăn dệt từ lông cừu. Ngày nay nói "đắp chăn" thì người ta nghĩ tới đắp một tấm vải dày, còn loại có nhồi bông được gọi cụ thể là "chăn bông". - Như vậy có thể thấy "chăn" và "mền" vốn dùng để gọi hai loại đồ vật dùng để đắp khác nhau chứ không cùng nghĩa, nhưng trong quá trình di cư và phân hóa ngôn ngữ thì dần dần "mền" mất đi sự phổ biến ở miền Bắc, và chuyển nghĩa thành "cái để đắp nói chung, không phân biệt vật liệu" ở miền Trung và miền Nam.
- — Faragona