Nhạn

Từ Từ nguyên Tiếng Việt
  1. (Hán) (nhạn) ("ngỗng trời") [a] các loài chim thuộc họ Hirundinidae, có kích thước nhỏ, giỏi bay lượn và săn mồi khi bay, thường làm tổ gần nhau thành các bầy lớn, mỏ ngắn, cánh dài và nhọn, đuôi xẻ đôi; (cũng) nhàn
    chim nhạn
    tin nhạn
    nhạn cánh ráp
Nhạn bụng trắng

Chú thích

  1. ^ Nghĩa gốc của nhạnngỗng trời, thường thấy trong văn học thời trước, ví dụ:
    Thương thay con nhạn giữa trời
    Ngang mây còn sợ có người giương cung
    ca dao
    Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu. Ta gọi là con chim mòng.
    Từ điển Thiều Chửu
    Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.
    Đại Nam quấc âm vị tự

    Vì đặc tính di cư theo mùa nên nhạn thường được ghép đôi với én trong các câu thơ, câu văn khi nói về thời gian chuyển giao trời đất. Sau này dần dần nhạn trở thành đồng nhất với én, và được sử dụng để đặt tên cho họ chim Én/Nhạn. Việc đồng nhất về nghĩa này khiến cho nhiều khái niệm cũ bị thay đổi cách hiểu, ví dụ như Nhạn Môn Quan vốn dĩ mang nghĩa là cổng nơi ngỗng trời bay qua nay bị hiểu sai thành cổng nơi chim én/nhạn bay qua.