Vải

Từ Từ nguyên Tiếng Việt
  1. (Proto-Mon-Khmer) /*kpaas [1]/ ("bông") [cg1](Proto-Vietic) /*k-paːs [2]/ [cg2](Việt trung đại) ꞗĕải ~ ꞗải đồ dệt bằng sợi bông, thường dùng để may quần áo
    dệt vải
    vải vóc
  2. (Việt trung đại) ꞗĕải ~ ꞗải [cg3] loài cây có danh pháp Litchi chinensis, quả có vỏ sần sùi màu đỏ nâu khi chín, cùi quả màu trắng, mọng nước, vị ngọt
    vải thiều
  3. (Hán thượng cổ) (ngoại) /*ŋʷaːds/ [a] ông bà phía bên mẹ; (cũng) vãi
    về thăm ông vải, bà vải
  4. (Việt) vải1 tổ tiên, ông bà đã mất [b]
    đánh cho về chầu ông vải
  • Dệt vải truyền thống
  • Quả vải

Chú thích

  1. ^ So sánh với (Tương) /uai5/
  2. ^ Theo tục lệ ở một số địa phương, khi ông bà cha mẹ mất đi thì con cháu sẽ lấy một miếng lụa hoặc vải trắng đắp lên ngực hoặc lên mặt để linh hồn người chết trú ngụ. Sau khi hoàn thành tang lễ, miếng vải trắng được tết lại thành hình người rồi đặt lên ban thờ để thờ cùng trong ba năm, gọi là hồn bạch. Do đó ông vải, bà vải, hay ông bà ông vải là từ để chỉ những người đã mất được thờ cúng trên ban thờ.

Từ cùng gốc

  1. ^
  2. ^
  3. ^

Nguồn tham khảo

  1. ^ Shorto, H. L. (2006). A Mon-Khmer comparative dictionary (P. Sidwell, Ed.). Pacific Linguistics. Australia. PDF
  2. ^ Ferlus, M. (2007). Lexique de racines Proto Viet-Muong (Proto Vietic Lexicon) [Bản thảo không được công bố]. Mon-Khmer Etymological Database.