1. (Hán) (phấn) ("mì gạo")  [a] món mì sợi làm từ bột gạo (bánh phở) nấu cùng với nước dùng và thịt thái mỏng; các món chế biến từ bánh phở
    phở tái lăn
    phở
    phở cuốn
Phở bò

Chú thích

  1. ^ Nguồn gốc của món phở còn nhiều tranh cãi, nhưng giả thuyết hợp lý nhất cho rằng món phở là biến thể của món (ngưu)(nhục)(phấn) của người miền nam Trung Quốc, khá phổ biến ở Việt Nam thời những năm cuối thế kỉ 19. Món ăn này được làm từ sợi mì gạo hình tròn (sợi bún) hoặc hình hơi dẹt và dày, chan với nước dùng có màu vàng đục được ninh từ xương cùng với ngũ vị hương (hồi, quế, thảo quả,…) và ăn cùng thịt bò thái miếng dày, khá tương đồng với món bún bò Huế hiện nay.
    Người Hoa bán ngưu nhục phấn trên các gánh hàng rong với tiếng rao "ngầu dục phẩn/phảnh", rồi được gọi trại đi thành phở. Người Việt học theo món này nhưng cải biên đi để phù hợp với khẩu vị, thay đổi một số gia vị để cho ra nước dùng ngọt thanh và trong. Đến những năm đầu thế kỉ 20, món phở bắt đầu trở nên phổ biến, và được ghi vào từ điển lần đầu năm 1931.