Đá

Từ Từ nguyên Tiếng Việt
  1. (Proto-Vietic) /*l-taːʔ [1]/ [cg1](Việt trung đại) la đá, là đá [a] [b] chất rắn kết thành từng tảng, từng hòn; nước đông thành dạng rắn
    đá bazan
    phê đá
  2. (Proto-Vietic) /*taʔ/ [cg2] dùng chân tác động lực nhanh và mạnh để gây tổn thương hoặc hất văng ra xa
    con ngựa đá con ngựa đá
    cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
  • Vòng trụ đá Stonehenge
  • Trà đá

Chú thích

  1. ^ Cuốn Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (trước thế kỉ XII) ghi âm nôm của đá bằng chữ () 𢌬(la)(đả) /l-ta/.
  2. ^ Dạng chưa rút gọn la đá, là đá xuất hiện tương đối phổ biến trong các văn bản chữ Nôm từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 18, ví dụ như:
    (Dấu)(người)𠫾(đi)(la)𥒥(đá)𤷱(mòn)[?][?]
    Quốc âm thi tập

    Cơ Thạch Bác giống cực dữ song, làm máy là đá chước dùng bất nhân
    Thạch Khối hòn là đá chồng
    Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa

    Vì hòm gỗ để bia la đá trong ấy,[…] tao cải tên mày là Phê rô nghĩa là la đá.
    Các Thánh truyện, Girolamo Maiorica

    mưa la đá nghĩa là mưa đá
    Từ điển Việt-Bồ-La, Alexandre de Rhodes

    Mấy hòn la đá đánh tan
    Ngọc trong la đá mấy người biết hay
    Thiên Nam ngữ lục
    .

Từ cùng gốc

  1. ^
  2. ^
      • (Chứt) /táː/ (Rục)
      • (Arem) /tʌːˀ/ ("đá")

Nguồn tham khảo

  1. ^ Ferlus, M. (2007). Lexique de racines Proto Viet-Muong (Proto Vietic Lexicon) [Bản thảo không được công bố]. Mon-Khmer Etymological Database.