Tang thương

Từ Từ nguyên Tiếng Việt
  1. (Hán) (tang)(thương) (cũ) bể dâu, sự thay đổi to lớn [a]; (nghĩa chuyển) tiều tuỵ, khốn khổ đến mức gợi sự đau xót, thương tâm
    Chửa đầy một cuộc tang thương,
    Non đồng đã lở, núi vàng cũng nghiêng

    cảnh vật tang thương sau bão

Chú thích

  1. ^ Tang thương là rút gọn của câu (tang)(điền)(thương)(hải), nghĩa là "ruộng dâu biến thành biển xanh", ám chỉ sự thay đổi khôn lường của cuộc đời. Trong sách (Thần)(Tiên)(Truyện) của Cát Hồng có một truyện kể về ông Vương Phương Bình thời Đông Hán, thông minh học giỏi, thi đỗ cao và được bổ làm quan đến chức Trung tán đại phu. Tuy nhiên, ông sớm từ quan để tu tiên học đạo. Khi đắc đạo, Phương Bình cho sứ giả mời tiên nữ Ma Cô (vị thọ tiên trong thần thoại Trung Hoa) đến để hỏi về thời gian cách biệt. Ma Cô tiên nữ trả lời rằng: "Từ khi biết ông đến nay, đã thấy ba lần biển xanh biến thành ruộng dâu". Từ tang thương lại gồm các thành phần đồng âm với từ tang trong tang tócthương trong thương hại nên thường được hiểu thành điều gì đó đau khổ, thương tâm.