Trà Vinh

Từ Từ nguyên Tiếng Việt
  1. (Khmer) ព្រះ(Preah) ត្រពាំង(Trapeang) ("Phật ở dưới ao") [a] một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long
    Trà Vinh bún nước lèo
    chùa Ông Mẹt, ao đào Bà Om
Chùa Ông Mẹt ngày nay

Chú thích

  1. ^ Vùng đất Trà Vinh trước kia là nơi cư trú của người Khmer cho đến cuối thế kỉ 17 khi chúa Nguyễn tổ chức đưa người vào khai phá. Người Khmer gọi vùng đất này là ព្រះ(Preah) ត្រពាំង(Trapeang), có nghĩa là Phật (ព្រះ) ở dưới ao (ត្រពាំង) dựa theo một truyền thuyết về ngôi chùa cổ được xây dựng ở đây. Tương truyền rằng vài năm sau khi xây xong ngôi chùa Wat Kampong, có một pho tượng Phật bằng đồng đột nhiên nổi lên ở một cái ao gần đó. Người dân quanh vùng gọi sư cả Thach Meas (ថាច់-មាស - tức Ông Mẹt) đến, nhưng các nhà sư của chùa không tài nào di chuyển pho tượng. Sư Meas đêm đó bèn ngồi thiền và được một sư ông báo mộng rằng nhà sư phải kéo bức tượng bằng 9 sợi dây mới được. Sau khi tỉnh dậy, sư Meas cùng các sư thầy dùng 9 sợi dây kéo được pho tượng lên bãi đất. Khi pho tượng đang được kéo qua một ngọn đồi thì đột nhiên cả 9 sợi dây đều đồng loạt đứt. Sư Meas bèn quyết định phá bỏ ngôi chùa cũ, xây dựng lại một ngôi chùa mới ở nơi pho tượng đang đứng. Từ đó vùng đất này được gọi là Preah Trapeang, sau được Việt hóa thành Trà Vang, và cuối cùng đổi tên thành Trà Vinh. Ngôi chùa do sư Meas xây dựng nay vẫn còn, chính là chùa Bodhisălarăja (chùa Kom Pong), được gọi tên dân dã là Chùa Ông Mẹt theo tên sư cả đầu tiên của chùa.

Xem thêm