Tày

Từ Từ nguyên Tiếng Việt
  1. (Hán trung cổ) (tề) /dzej/ bằng với, ngang với; (cũng) tầy [a]
    tày trời
    tày đình
    sánh tày
    gương tày liếp
    cưới chẳng tày lại mặt
    học thầy không tày học bạn
    niềm vui ngắn chẳng tày gang
  2. (Proto-Tai) /*ɗwɤːjᴬ/ ("người")(Tày) Tày ("người") tên gọi chung của một nhóm các dân tộc sinh sống ở vùng trung du và miền núi phía bắc Việt Nam, có tổng dân số đứng thứ hai trong 54 dân tộc (sau người Kinh), nói tiếng Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tai, có họ hàng gần với dân tộc Nùng, Thái ở Việt Nam và dân tộc Tráng ở Trung Quốc; tên gọi của một số các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tai nhưng không phải người Tày
    người Tày
    tiếng Tày
    Tày Poọng
    Tày Đăm
Phụ nữ dân tộc Tày

Chú thích

  1. ^ Theo phiên âm của tiếng Hán trung đại thì tầy có lẽ là âm gốc, tày là âm bị siêu chỉnh.