(Hán thượng cổ)櫥/*do/[cg1][a] → (Proto-Mon-Khmer)/*tuh/[?][?][cg2] vật dùng để đựng hình khối hộp, được đóng bằng gỗ hoặc kim loại, có các cánh cửa mở theo chiều thẳng đứng, bên trong có thể chia làm nhiều ngăn nhỏ; (nghĩa chuyển) kiến thức, tài liệu, kĩ năng tốt nhất của ai, thường được giấu kín, chỉ khi cần mới đem ra dùng; (nghĩa chuyển) học và dạy có chọn lọc các kiến thức dựa trên phỏng đoán trước vấn đề sẽ được hỏi đến
^Do tủ là một từ xuất hiện khá muộn vào khoảng sau thế kỉ 17, có ý kiến cho rằng tủ được mượn từ tiếng Triều Châu 櫥 cùng lúc với các tiếng Thái, Lào và Khmer. Tuy nhiên các từ đồng nguyên xuất hiện trải dài trên nhiều nhóm ngôn ngữ như Ba Na và Cơ Tu cho thấy có thể tủ có nguồn gốc xa hơn và được mượn từ một ngôn ngữ Hán trước tiếng Triều Châu.