Trước

Từ Từ nguyên Tiếng Việt
  1. (Proto-Vietic) /*k-laːk[1]/[cg1][a][b]
    (Việt trung đại - 1651) tlước có vị trí thẳng hướng mắt nhìn, thẳng hướng mặt chính; có thời điểm sớm hơn; (nghĩa chuyển) từ biểu thị hoàn cảnh, tình hình cần phải đối mặt
    trước mặt
    nhìn trước nhìn sau
    cửa trước
    đứng trước gương
    ngồi ghế trước
    đến trước
    ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
    hôm trước
    báo trước
    nói trước bước không qua
    trước bối cảnh đó
    trước tình hình phức tạp
  2. (Hán)
    (trúc)
    [c] (cũ) (Nam Bộ) cây trúc, giống cây tre, có thân nhỏ, mình dày, thường có màu ngả vàng, thân dẻo có thể uốn được
    cây trước
    sáo trước

Chú thích

  1. ^ Cuốn Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (trước thế kỉ XII) ghi âm nôm của trước bằng chữ
    ()
    (lược)
    hoặc
    ()
    (lược)
    /ljak/.
  2. ^ Cuốn Thiền tông khoá hư ngữ lục (bản dịch chữ Nôm của Tuệ Tĩnh(?), trước thế kỉ XVII) ghi âm nôm của trước bằng chữ
    ⿰略車 ⿰略車
    (/klak/)
    (
    (lược)
    +
    ()
    )
    .
  3. ^ Trúc - trước là một ví dụ về hiện tượng biến đổi âm /u/ sang /ươ/ đối với từ Hán Việt trong phương ngữ Nam Bộ. Các ví dụ khác là phúc - phướcphụng - phượng.

Từ cùng gốc

  1. ^

Nguồn tham khảo

  1. ^ Ferlus, M. (2007). Lexique de racines Proto Viet-Muong (Proto Vietic Lexicon) [Bản thảo không được công bố]. Mon-Khmer Etymological Database.