Men

Từ Từ nguyên Tiếng Việt
  1. (Proto-Vietic) /*-mɛːn [1]/ [cg1] vi sinh vật có khả năng chuyển hóa tinh bột thành cồn hoặc axit hữu cơ; (nghĩa chuyển) đồ uống có cồn
    men rượu
    lên men
    men
    nấm men
    gạo men
    men nở
    men làm bánh
    men vi sinh
    thuốc men
    say men
    ma men
    hơi men
    men tình
  2. (Anh) enamel(/ɪˈnæməl/)[?][?] [a] chất tráng bên ngoài đồ sành sứ hoặc kim loại để tạo độ bóng, tạo màu hoặc chống gỉ; lớp bọc bên ngoài của răng, bảo vệ phần ngà và tủy răng
    bình men xanh
    men rạn
    men sứ
    gạch men
    sắt tráng men
    nước men đẹp
    men răng
  • Men khô
  • Khay đồng tráng men tìm thấy tại Huế

Chú thích

  1. ^ Men là một từ khá mới, xuất hiện trong văn bản viết đầu tiên vào khoảng cuối thế kỉ 19 (Như Tây nhựt trình - Trương Minh Ký, 1889). Trước thế kỉ 20 không ghi nhận từ men có nghĩa "nước tráng bên ngoài đồ sành sứ" trong các từ điển Việt - Bồ - La (1651), Nam Việt–Dương hạp tự vị (xuất bản 1838, biên soạn 1773), Đại Nam quấc âm vị tự (1895), Dictionnaire Annamite-Francais (1899). Tuy nhiên, các ấn phẩm sau năm 1889 lại sử dụng men một cách phổ biến, cho thấy rằng từ này đã phải xuất hiện trong đời sống từ trước đó khá lâu nhưng chưa đủ để được đưa vào từ điển. Đặc biệt, trong Đại Nam quấc âm vị tự của Huình Tịnh Của có ghi một định nghĩa về đồ da bátĐồ sành có tráng nước men.

Từ cùng gốc

  1. ^

Nguồn tham khảo

  1. ^ Ferlus, M. (2007). Lexique de racines Proto Viet-Muong (Proto Vietic Lexicon) [Bản thảo không được công bố]. Mon-Khmer Etymological Database.